Đó là thông tin do ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cung cấp tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy chiều 18-2.
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, hiện đề án cho thuê xe đạp, Sở được thành phố giao nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ông Tân cho rằng, việc thực hiện đề án này không phải là làm được ngay cần có thời gian. Sở GTVT đang phối hợp với tư vấn để nghiên cứu hoàn thành đề án vào quý 3/2014 để TP xem xét phê duyệt.
Ông Tân phân tích: “Đi xe đạp vốn dĩ có tiện lợi đảm bảo môi trường và thuận lợi cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ở các nước phát triển có các đường dành riêng cho xe đạp cùng khu đi bộ. Ở ta chưa có điều kiện hạ tầng như vậy. Ở đây phải hiểu sử dụng xe đạp ở trong điều kiện này là phương tiện trung chuyển từ trạm này tới trạm kia của các loại hình vận tải công cộng. Để nghiên cứu hình thành một điểm cho thuê, tập kết phương tiện xe đạp là câu chuyện kết nối giao thông, mặt bằng, rồi cách thực hiện thế nào cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng".
Để nghiên cứu hình thành một điểm cho thuê, tập kết phương tiện xe đạp là câu chuyện kết nối giao thông, mặt bằng, rồi cách thực hiện thế nào cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng
Về vấn đề thu phí trên đại lộ Thăng Long, ông Tân cho biết, đề xuất thu phí là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng CP giao TP Hà Nội nghiên cứu thực hiện đề án thu phí cao tốc đại lộ Thăng Long từ tháng 12-2011 để tổ chức quản lý, khai thác tốt tuyến đường theo quy định của Bộ GTVT. Tuy nhiên sau đó, Chính phủ đã có Nghị định về việc thu phí bảo trì đường bộ nên mới đây UBND TP phải có văn bản xin ý kiến có tiếp tục triển khai thu phí tại đại lộ Thăng Long nữa hay không, theo hình thức nào. Thu phí đại lộ Thăng Long không phải để duy tu, bảo dưỡng đường mà để thu hồi vốn đầu tư cho hệ thống giao thông thông minh, hệ thống cây xanh, ánh sáng. Nhưng có thu phí đại lộ Thăng Long hay không còn phụ thuộc vào chủ trương đầu tư (bằng ngân sách hay xã hội hóa) và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời câu hỏi về việc Hà Nội sẽ lựa chọn phương án nào trong ba phương án xây mới, sửa chữa cầu Long Biên, ông Tân cho hay, quan điểm của Sở GTVT nghiêng về phương án bảo trì, nâng cấp tải trọng của cầu Long Biên. Giờ nếu dịch chuyển cầu Long Biên về phía nào, bao nhiêu mét cũng là cả một vấn đề liên quan tới GPMB. Trong khi đó, GPMB trong khu phố cổ là điều rất khó khăn, phức tạp. Một điều quan trọng nữa là việc bảo tồn cầu Long Biên cần phải tính kỹ yếu tố kỹ thuật, lịch sử bởi cây cầu gắn với lịch sử phát triển cả trăm năm của thủ đô Hà Nội.
"Việc quyết định vấn đề cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt xem xét. Đây không phải là ý thích, chủ trương của một ai mà phải bảo đảm tính khoa học khách quan và kinh tế"- ông Tân phát biểu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét