Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Cảnh báo: nguy cơ giun “bò lổm ngổm” ngay dưới da


Đó chính là lúc các bạn bị nhiễm giun lươn đấy!

Giun lươn là gì nhỉ?
Giun lươn có tên khoa học là Strongyloides Stercoralis là một dạng kí sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể, sinh trưởng và di chuyển khắp nơi trong các bộ phận bên trong và bề mặt dưới da.
Giun lươn sống ở ruột non nhưng cũng có thể sống ở ngoại cảnh. Miệng giun có 2 môi, vỏ thân có khía ngang, nông. Giun cái trưởng thành có đầu thon dài và đuôi nhọn, kích thước khoảng 2mm x 34mm. Giun đực có kích thước khoảng 0,7mm x 36mm, đuôi hình móc và có 2 gai sinh dục. Trứng giun lươn hình bầu dục, có kích thước 50-58mm x 30–34mm.
Giun lươn có ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Bất cứ nơi nào có giun móc tồn tại thì ở đó có giun lươn.
Thông thường, chúng ta bị nhiễm giun lươn chủ yếu là do tiếp xúc với đất có ấu trùng giun lươn. Ấu trùng sẽ chui qua da theo đường máu đến phổi, đến phế quản, khí quản sau đó lên họng, xuống thực quản và đến ruột non rồi ký sinh ở đó.
Giun lươn có thể đào hang ở vách ruột non để đẻ ra ấu trùng. Từ đó, một số sẽ theo phân phát tán ngoài môi trường chờ cơ hội xâm nhập vào cơ thể người khác, một số xâm nhập qua da quanh hậu môn để mở đầu một chu trình mới trên chính ký chủ cũ.
Cảnh báo: nguy cơ giun “bò lổm ngổm” ngay dưới da 1
Dấu hiệu nhận biết bạn đã nhiễm giun lươn
Theo các chuyên gia khoa học, có thể tạm chia người bệnh nhiễm giun lươn thành 3 nhóm chính
- Nhóm mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng
Đây là nhóm chiếm đa số. Lúc này, bệnh nhân bị nhiễm giun lươn không có một biểu hiện nào cả tuy nhiên họ lại là một trong những nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng. Ngoài ra, khi đã nhiễm giun lươn, về cơ bản, hệ miễn dịch cơ thể của những bệnh nhân này thường kém hơn so với mọi người và khi lượng giun lươn trong cơ thể gia tăng quá nhiều thì nó thậm chí có thể đột ngột phát bệnh gây nguy hiểm tính mạng. Đối với nhóm này chỉ có thể xác định ra bệnh bằng cách xét nghiệm máu, phân và dịch trong cơ thể mà thôi.
- Nhóm có biểu hiện tổn thương ở đường tiêu hóa và da
Đối với hệ tiêu hóa, những bệnh nhân này thường có các biểu hiện như:
+ Đau bụng: có thể đau ở bất cứ vị trí nào của bụng nhưng thường hay đau ở vùng trên rốn và vùng bên phải vì vậy dễ bị chẩn đoán nhầm là đau bao tử, đau do bệnh lý của gan mật.
+ Đầy hơi, trướng bụng.
+ Tiêu chảy, phân có mỡ và rất hôi tanh.
+ Ăn không ngon, sụt cân nhanh chóng.
+ Ngứa hậu môn
Các biểu hiện ở da:
- Đường ngoằn nghèo ở da, thường ngang thắt lưng & quanh hậu môn.
- Mề đay dị ứng kéo dài.
Cảnh báo: nguy cơ giun “bò lổm ngổm” ngay dưới da 2
- Nhóm nhiễm đa cơ quan:
Những người này thường mắc các bệnh gây ra tình trạng hệ miễn dịch cơ thể suy yếu như: đái tháo đường, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, bệnh nhân bị ung thư, nhiễm HIV, suy gan, suy thận… Ở nhóm này tình trạng nhiễm giun dễ diễn biến nặng, gây bệnh cảnh phức tạp, nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng nhiễm giun lươn nặng bao gồm:
+ Hệ tiêu hóa: viêm ruột, liệt ruột, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột.
+ Hệ hô hấp: gây viêm phổi, xuất huyết phổi, suy hô hấp.
+ Thần kinh: đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm nhất và gây tử vong nhiều nhất của bệnh nhiễm giun lươn. Các bệnh cảnh có thể gặp là viêm màng não, viêm não, abces não, động kinh, rối loạn tri giác…
+ Da: gây hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da tạo ra những đường đỏ, chạy ngoằn ngoèo dưới da, ban xuất huyết, chấm xuất huyết dưới da.
+ Cơ quan khác: phì đại hạch, viêm nội tim mạc, viêm tụy, suy gan, suy thận, đau khớp, viêm khớp, đau cơ, phù toàn thân.
Làm thế nào để tránh xa sự xâm nhập của giun lươn?
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Quản lý phân, nước, rác.
- Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi.
- Có biện pháp giữ sạch cơ thể trong lúc lao động và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt những người thường hay tiếp xúc với đất. Tốt nhất là nên luôn đi găng tay, ủng, giầy…
- Người có những biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm giun lươn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm định bệnh và chữa trị càng sớm càng tốt.
- Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hằng ngày… để bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, tránh tình trạng miễn dịch suy yếu làm bùng phát bệnh giun lươn.
Theo Kênh 14

Chẳng nên 'dọn cỏ' lung tung


Cháu có ý định triệt lông ở vùng kín bằng tia laser. Làm thế có hại tới sức khoẻ hay gây vô sinh hay không?
(jack_max...@yahoo.com)
Bác sỹ Tiin:
Sao lại thế? Sao lại có ý định triệt lông vùng kín để làm gì?
Lông, tóc, râu… không có gì là thừa, không có gì là xấu. Cơ thể con người cấu tạo rất tinh vi, bất cứ cơ quan, bộ phận gì cũng có chức năng, tác dụng của nó mà. Lông vùng kín có tác dụng “đệm” cho cơ quan sinh dục không bị cọ xát trực tiếp với quần áo, các tác dụng che chắn bụi. Mặt khác chính lông là bộ phận điều hòa thân nhiệt giúp cho nhiệt độ vùng đó ổn định, chưa kể lông còn có yếu tố thẩm mỹ, tính gợi cảm của mỗi người. Nhiều người còn thấy đau khổ khi không có lông hoặc vùng kín quá nhẵn nhụi mà bạn.
Bác sỹ Tiin Chẳng nên dọn cỏ lung tung
Bộ phận nào cũng có chức năng riêng nên hãy yêu cơ thể mình bạn nhé! (Ảnh minh họa)
Triệt lông “vùng kín” bằng phương pháp tia lazer tuy không gây hại cho sức khỏe hoặc gây vô sinh nhưng cũng rất ảnh hưởng, về lâu dài có thể có những tác hại không mong muốn. Vì sẽ không có lông để bảo vệ vùng kín, giúp điều hòa thân nhiệt nên vùng nhạy cảm dễ bị tổn thương, viêm da, viêm nhiễm... và những bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chưa hết, tẩy lông vùng kín sẽ nếu chọn cơ sở không có uy tín có thể khiến bạn "tiền mất tật mang".
Vì vậy, bác sỹ Tiin thành thật khuyên bạn không nên triệt lông bằng bất cứ phương pháp gì bạn ạ. Mình có gì thì cứ để tự nhiên, quan trọng là có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, đạt được điều mình mong muốn, thế là ổn bạn à.
Theo Tiin

Bí kíp tăng cân cho những cô nàng 'mi nhon'

Để tăng cân, bạn cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và cố gắng thực hiện được nó từng bước một.

Em năm nay 15 tuổi. Lúc trước em hơi tròn tròn thôi chứ cũng không mập. Ngực, mông và đùi đày đặn, tròn trịa rất đẹp nhưng lại có mỡ bụng. Vì thiếu hiểu biết nên em đã ăn kiêng giảm béo. Sau mấy tháng, giờ em bị sút cân rất nhanh, từ 45kg còn có 32kg thôi. Giờ em rất gầy, chỗ nào cũng xương không, ngực và mông cũng teo lép đi.
Xin bác sỹ tư vấn cho em cách nào để tăng cân nhanh mà giúp ngực, mông, đùi béo lên nhưng không làm béo bụng?
(pepunpekhoc...@yahoo.com)
Bác sỹ Tiin:
Khổ quá, người đang đẹp thế giờ lại phải thêm nỗi lo gầy quá, không những gầy mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nữa chứ! Không chỉ riêng bạn cố gắng giảm cân để có dáng đẹp mà nhiều bạn gái khác cũng vậy. Đấy là hậu quả của tư tưởng muốn đẹp như người mẫu. Nhưng cũng còn may bạn đã kịp nhận ra sai lầm. Bạn còn rất trẻ, cơ thể sẽ phục hồi nhanh, tất nhiên là không đốt cháy giai đoạn được, phải để cơ thể phục hồi dần dần, nâng cao cả sức khỏe chung để còn học tập nữa nhé.
Bác sỹ Tiin Bí kíp tăng cân cho những cô nàng mi nhon
Để tăng cân, bạn cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và cố gắng thực hiện được nó từng bước một. Những điều bạn cần làm là:
- Ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rèn luyện cơ thể, học tập và sinh hoạt điều độ là những điều bạn phải làm bây giờ và lâu dài.
- Ăn đủ chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa), tinh bột (cơm, ngô, khoai, sắn), chất béo (dầu, mỡm dầu thực vật), vitamin, chất khoáng (rau  xanh, củ, quả), các loại hải sản. Tùy theo khẩu vị và kinh tế, bạn nên nói với mẹ tăng cường chế độ ăn cho bạn đủ chất, ăn đồ tươi, đổi món thức ăn, hạn chế uống đồ uống có ga, ăn đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.
- Ăn uống điều độ, không bỏ bữa.
- Tùy theo sức khỏe bạn nên chọn môn thể thao cho phù hợp. Nhẹ  có thể đi bộ, chạy chậm, có điều kiện có thể đi bơi rất tốt cho sức khỏe.
- Có thời gian biểu học tập hợp lý, không nên thức quá khuya, ngồi quá lâu một chỗ.
Cố gắng điều chỉnh hợp lý một thời gian, cơ thể sẽ hồi phục được thôi bạn. Muốn hạn chế lớp mỡ bụng nên tập một số bài tập thể dục tác động nhiều đến cơ bụng, nhưng phải kiên nhẫn và duy trì lâu dài.
Một điều nữa bác sỹ Tiin muốn nói với bạn, cơ thể bạn là do cha mẹ bạn sinh ra, vừa có yếu tố di truyền, vừa do luyện tập đem lại, sức khỏe rất quan trọng, đừng vì muốn giống ai đó, muốn đẹp như người mẫu hoặc vì lời khen chê của ai đó mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình bạn nhé. Tự tin, yêu cuộc sống là vô cùng quan trọng.
Theo Tiin